Bạn đã biết bao nhiêu cách nói mang nghĩa là “PHẢI” trong tiếng Nhật? Trong bài, Ss sẽ Chia sẻ 1 số cách nói “Phải” phổ biến trong giao tiếp.
1. なければなりません
Đây là cách nói cơ bản nhất chúng ta đã được học từ N5. Và nó cũng là cách nói khá lịch sự.
(なければ: nếu không – なりません: thì không được -> Phải )
2. なくてはいけない
Cái này không được giới thiệu trong sách Minna nhưng lại là cách nói thông dụng nên chúng ta không thể không biết.
(なくては: nếu không – いけない: thì không được -> Phải )
3. ないといけない
Mẫu câu này có được giới thiệu trong sách Minna nhưng chưa đi sâu. Là một mẫu câu khá thông dụng trong văn nói.
(ないと: nếu không – いけない: thì không được -> Phải )
Lưu ý 1:
Chúng ta có thể đảo đuôi いけない⇒ならない vì cơ bản nghĩa giống nhau.
Khác nhau là いけない mang suy nghĩ chủ quan của người nói hơn, nên cũng dùng trong văn nói nhiều hơn. Ngược lại thì ならない mang tính khách quan (do khách quan phải làm chứ k phải do mình) và lịch sự trang trọng hơn.
Lưu ý 2:
Khi dùng các mẫu câu này, người Nhật có xu hướng ngắt bớt đuôi lược bỏ phần sau đi (dài quá trời mà ) . Nhưng đó là khi nó đứng cuối câu thôi nhé . Các bạn lưu ý kẻo cứ thấy người ta ngắt mình để ở giữa câu cũng ngắt là sẽ sai nghĩa đó!
Ví dụ 1: 頑張らないと... Như này nghĩa là phải cố gắng, đuôi いけない được lược đi
Ví dụ 2: 急がないと、遅くなるよ。Nhưng khi đứng giữa câu như này thì nó có nghĩa gốc là “Nếu không nhanh lên thì muộn đó”.
Lưu ý 3:
Trong hội thoại hàng ngày các mẫu câu này còn có xu hướng rút gọn hơn nữa:
なければなりません⇒なきゃならない⇒なきゃ。。。
なくてはいけない⇒なくちゃいけない⇒なくちゃダメ⇒なくちゃ
例:行かなきゃ・いかなくちゃ: Phải đi thôi!
Ngoài ra bạn có thể follow Page của Minato để xem thêm tài liệu bổ ích cùng kiến thức tiếng Nhật thú vị mỗi ngày
và tham gia Nhóm cộng đồng của Minato để ôn luyện JLPT cùng với Ngọc Tiệp Ss qua livestream giúp tăng điểm thi nhanh chóng, hiệu quả.
Xem thêm: Ngữ pháp N3 phổ biến trong giao tiếp; Tổng hợp Vĩ tố trong tiếng Nhật;