Khi nghe người Nhật nói chuyện có bao giờ các bạn để ý đến những từ khi kết thúc ở cuối 1 câu, ví dụ như ぜ、か、の、や。。。không nhỉ. Các bạn có bao giờ thắc mắc xem chúng được sử dụng như thế nào không, nếu có thì mọi người cùng mình đi tìm hiểu từng từ 1 nhé.
1. Vĩ tố か
Từ này được dùng ở cuối câu để biểu hiện những câu hỏi, sự nghi vấn, câu cảm thán, câu mời gọi, thể hiện cảm xúc bất ngờ, cảm động…
Ví dụ:
– あ、ここにあったのか。
Ôi. Thì ra nó ở đây à. ( ví dụ như bỗng dưng tìm thấy thứ gì đó)
– これにしようか。
Chọn cái này nhé ( đi lựa đồ)
– 誰が買うか、そんなの。
Ai mua cái này thế.( thể hiện sự cảm động khi nhận được món quà)
– また、遅れるのか?お前?
Mày lại đến muộn nữa rồi.
2.Vĩ tố な
Từ này được dùng trong những câu độc lập, câu cảm thán, câu chứa nguyện vọng, câu chứa lời khuyên,….
Ví dụ:
– どの花を見ても綺麗だな。
Ngắm bông hoa nào cũng thấy đẹp hết.
– いいなぁ、家が駅に近くて。
Thích thật đấy. Nhà cậu được ở gần ga.
– 食べるな危険!
Nguy hiểm nên cấm được ăn nhé.
– 落ち着いてやりな。
Cứ bình tĩnh mà làm nha.
– 勉強しな!
Học đi nha
3. Vĩ tố の
Khi lên giọng thì mang nghĩa hỏi, chất vấn
Ví dụ:
– あそこ、すっげぇ混んでるの?
Ở đằng kia đông thế cơ à?
– お前、何やってんの?
Cậu đang làm gì đấy?
– もう食べないの?
Ơ? Không ăn nữa à?
Khi xuống giọng mang ý nghĩa nhắc nhở, mệnh lệnh
Ví dụ:
– もういいの。やめてくださいよ。
Thôi được rồi nên thôi thôi
– 明日遅れるならダメなの。
Ngày mai mày mà muộn là không được đâu đó nhé.
– お米は大切なの。無駄遣ダメなの!
Gạo là thứ quan trọng, không được lãng phí đâu đó nhé.
4. Vĩ tố ぞ
Từ này được dùng ở cuối câu để nhấn mạnh vào câu nói hay nhằm gây sự chú ý mang tính khách quan
Ví dụ:
– 風邪ひいちゃうぞ!
Bị ho bây giờ ( ví dụ như nhắc nhở đứa con)
– お湯わいてきたぞ。
Nước sôi rồi đó.
– 絶対優勝するぞ!
Nhất định sẽ vô địch mà.
– 仕事中に話すことができないぞ。
Trong lúc làm việc không được nói chuyện đâu đó.
5. Vĩ tố ぜ
Từ này được dùng ở cuối câu nhằm thể hiện sự rủ rê, lời mời gọi, sự nhắc nhở hay lời khuyên,…
Ví dụ:
– 行くぜ、東京。
Đi tokyou không?
6. Vĩ tố よ
Từ này được dùng ở cuối câu nhằm mục đích truyền đạt cho đối phương suy nghĩ của bản thân
Ví dụ:
– ご飯できたよ!
Cơm chín rồi đó.
– 持ってきたよ!
Tớ mang đến rồi đó.
– 皆は待ってるよ!急いで!
Mọi người đang chờ cậu đó, nhanh nhanh lên nào.
Còn mang ý nghĩa cảnh báo, rủ rê hay chú ý đối phương
Ví dụ:
走ると転ぶよ!
Chạy là ngã đấy nhé ( nhắc nhở đứa con)
一緒にやろうよ!
Mình làm cùng đi.
7. Vĩ tố かい
Từ này được dùng ở cuối câu thể hiện sự nghi vấn của bản thân
Ví dụ:
– もういいかい?
Được chưa nào?/ đủ chưa nào?
– その携帯は君のかい?
Cái điện thoại đó là của em à?
– テレビを見てるのかい?
Đang xem tivi đấy à?
Ngoài ra bạn có thể follow Page của Minato để xem thêm tài liệu bổ ích cùng kiến thức tiếng Nhật thú vị mỗi ngày
và tham gia Nhóm cộng đồng của Minato để ôn luyện JLPT cùng với Ngọc Tiệp Ss qua livestream giúp tăng điểm thi nhanh chóng, hiệu quả.
Xem thêm: Tổng hợp ngữ pháp 限り; Phân biệt なんとか và なんとなく