Chào mừng đến với trung tâm tiếng Nhật Minato

Minato Dorimu Nihongo
Minato Dorimu Nihongo

Trung tâm tiếng Nhật dành cho người "Thiếu kiên trì"

Nội dung bài viết

Phân biệt cấu trúc ngữ pháp giống nhau trong tiếng Nhật (Phần 2)

Phân biệt cấu trúc ngữ pháp giống nhau trong tiếng Nhật (phần 2)

1. Cách sử dụng にくい/づらい/がたい

Đoạn hội thoại giữa 2 người bạn thân.
A:これ、食べてみて。私が作ったの?
Này, cậu ăn thử món này đi. Tớ nấu đấy.
B:本当?料理をしたことがないのに、これを作ったなんて信じがたいね。
Thật á. Một người chưa từng nấu ăn như cậu mà nấu được món này cơ à, khó tin quá.
A:なんだよ。
Ý gì đấy
B:ごめん。ごめん。(笑笑)
Xin lỗi. Đùa tí thôi mà 😆
じゃ、さっそくいただきます。
Thế mình ăn luôn nhá
A:どう?
Sao? Ngon không?
B:うーん。ちょっと言いづらいんだけど。。。
Ừmm… hơi khó nói nhỉ.
A:いいよ。言ってみて
Không sao. Cậu cứ nói đi.
B:ちょっと硬くて、食べにくいけどね。でも味付けが良かったよ。もうちょっと煮込んだら美味しくなるはず。
Nó hơi cứng nên khó ăn. Nhưng mà cậu nêm gia vị vừa rồi đấy. Chỉ cần đun thêm 1 chút nữa chắc chắn sẽ ngon đấy.
A:そうか🙁 実は来週彼氏の親と会うことになったのよ。
Thế à. Thật ra tuần sau tớ sẽ ra mắt bố mẹ bạn trai.
B:なるほど。彼の親に好印象を与えるために、料理をしたのか。
Ra là vậy. Thì ra là cậu muốn tạo ấn tượng tốt với bố mẹ anh ấy nên đã học nấu ăn à.

2. Giống nhau

– Cách chia:
Vます+にくい/づらい/がたい
Ý nghĩa: khó làm một việc gì đó

3. Khác nhau

3.1. にくい

Dùng khi nói về những khó khăn mang tính vật lý, sinh lý. Những nguyên nhân gây ra khó khăn đó thường là những yếu tố mang tính khách quan.
Ví dụ như bạn mời mình ăn bánh, cái bánh thì rất to nhưng lại không có dĩa hay bất cứ vậy dụng gì để ăn cả. Đây chính là nguyên nhân mang tính khách quan nên ta dùng にくい
このケーキは 食べにくい。
丈夫で割れにくいコップを買った。
Tôi đã mua một cái cốc chắc chắn và khó vỡ.
( khó vỡ ở đây mang tính vật lý khách quan chứ không liên quan gì đến cảm xúc của người nói)

Cấu trúc ngữ pháp dùng với にくい

3.2. づらい

Trường hợp 1: Dùng khi nói về những khó khăn mang tính tâm lý, cảm tính. Nếu làm thì sẽ cảm thấy áy náy, có lỗi hoặc tiếc nuối, sợ sệt nên mãi mà chẳng làm được.
Ví dụ máy tính của mình tự nhiên hỏng mà mình không biết sửa. Nhìn xung quanh ai cũng đang bận tối mắt tối mũi nên chẳng thể nào mở lời nhờ vả ai cả.
みんな忙しいので、頼みづらい。
社長が頼まれたことなので断りづらいです。
Vì là việc giám đốc nhờ nên khó mà từ chối.
Trường hợp 2: Dùng khi nói về những việc khó làm mà nguyên nhân của nó mang tính chủ quan xuất phát từ người nói. Nếu cố gắng thì vẫn làm được.
年をとったので小さい字が読みづらいです。
Vì tuổi cao rồi nên khó đọc chữ nhỏ.
( tuổi cao mắt kém là yếu tố chủ quan của nói)

Cấu trúc ngữ pháp dùng với づらい

3.3. がたい

Dùng khi nói về những việc mình rất muốn nhưng khó có thể thực hiện được, gần như là không có khả năng. Ở một mức độ nào đó, đứng trước がたい có sự hạn chế về số lượng động từ và tính chất động từ.
Đứng trước がたい là những động từ liên quan đến phát ngôn, hoặc những động từ liên quan đến cảm xúc, tâm lý
理想、認める、信じる、想像する、賛成する、許す。。。
はじめてのデートに遅れるなんて、彼は本当に許しがたい。
Buổi hẹn hò đầu tiên mà đã đến trễ, thật không thể tha thứ cho anh ta được.
あの優しい彼が殺人だなんて信じがたい。
Thật khó tin người tốt bụng như anh ấy mà lại là thủ phạm giết người.

Cấu trúc ngữ pháp dùng với がたい

4. Lưu ý

4.1. Lưu ý 1

Trường hợp nói đến khó khăn mang tính vật lý, chỉ có thể dùng にくい
このお風呂マットは滑りにくい。⭕️
このお風呂マットは滑りづらい。❌
このお風呂マットは滑りがたい。❌
Cái thảm trải nhà tắm này khó trượt
(Ý nói là cái thảm này không trơn nên an toàn khi sử dụng trong nhà tắm)

4.2. Lưu ý 2

Các động từ không ý chí chỉ có thể đi kèm với にくい
(太る、消える、言われる、壊れる...)
私は太りにくい。⭕️
私は太りづらい。❌
私は太りづらい。❌

Ngoài ra bạn có thể follow Page của Minato  để xem thêm tài liệu bổ ích cùng kiến thức tiếng Nhật thú vị mỗi ngày

và tham gia Nhóm cộng đồng của Minato để ôn luyện JLPT cùng với Ngọc Tiệp Ss qua livestream giúp tăng điểm thi nhanh chóng, hiệu quả.

Xem thêm: Phân biệt cấu trúc ngữ pháp giống nhau trong tiếng Nhật (Phần 1)

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest