Xin chào các bạn, mình là Vân Anh – Học viên khóa JLPT 5 tại Minato. Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn các mẹo trong lúc làm bài thi JLPT và kinh nghiệm luyện nghe mỗi ngày để đạt manten phần nghe nhé.
1. Mình luyện nghe mỗi ngày như thế nào
– Buổi sáng sau khi học xong từ vựng mình sẽ lên youtube nghe từ vựng mimi N3 , tango N3
– Buổi tối mình thường nghe các video ss đăng ở trên nhóm lớp * ss thường sẽ cho tụi mình nghe giáo trình nghe hiểu sinkansen N3.doriru N3 .. mình thường sẽ nghe đi nghe lại hai đến ba lần.
+ Lần đầu tiên sẽ nghe để bắt chốt
+ Lần thứ hai , thứ ba nghe kĩ lại từng câu để hiểu hơn
+ Với những câu sai mình sẽ nghe đi nghe lại xem mình sai chỗ nào ghi lại để rút kinh nghiệm
– Gần một tháng cuối mình sẽ xem đoạn trích phim *( xem khong sub nhé kiki) và ghi lời thoại của nhân vật ra. Sẽ có những lời thoại giọng chìm mình sẽ nghe đi nghe lại nhiều lần những đoạn đấy. Thời gian này mình sẽ kết hợp với việc nghe luyện đề các năm luôn (hai ngày nghe một bài và nhớ không được nghe một lần đâu đấy)
– Thứ bảy chủ nhật mình sẽ giành thời gian ôn lại bài: bao gồm từ vựng , những câu đã làm sai trong đề
2. Các mẹo trong lúc làm bài thi với cá nhân mình
– Cách cầm giấy thi : mình sẽ dùng tay trái cầm trên mép , tay phải cầm bút chì khi nghe người ta đọc đến đâu ghi vào đề luôn
– 問題1 họ không cho chúng ta thời gian đọc đáp án trước, nhưng mình sẽ tranh thủ thời gian họ đọc ví dụ để đọc qua đáp án của câu.
– Khi nghe mình sẽ thường để ý bắt chốt xem hành động họ đang đọc đã xảy ra hay chưa. Người Nhật có một điều rất hay khi họ đồng ý hay không đồng ý một điều gì đó họ sẽ không nói thẳng ra là それはだめ。いいや。。。 mà họ sẽ nói lấp lửng. Nếu đồng ý: giọng họ nghe cao, vui tươi. Nhưng nếu không đồng ý họ sẽ nói giọng trầm xuống, hơi ngân ra ..(それはちょっとだね。。それは大丈夫。。。。)
– Các bạn phải đặc biệt lưu ý đến từ いいよ nó dùng được cả khi họ đồng ý và không đồng ý. Nhưng các bạn cũng đừng lo lắng quá cứ nhớ là đồng ý thì giọng cao lên, không đồng ý thì giọng trầm xuống , ngân ra …
– Với 問題3( trong đề không ghi câu hỏi , đáp án )
Thường trong bài sẽ đưa ra các phương pháp, ưu nhược điểm của sản phẩm, những điều cần chú ý, mô tả về một địa điểm nào đó… Nhiệm vụ của chúng ta là nghe xem bài họ đang nói thuộc về những mặt nào như ở bên trên. Ví dụ như với dạng giới thiệu về sản phẩm thì thường sẽ nói về ưu và nhược điểm. Thầy giáo nói chuyện với học sinh thì thường sẽ là chú ý ….
– 問題4
Với mondai này các bạn cần phân biệt kĩ các mẫu ctnp ai làm cho ai cái gì , yêu cầu ai làm gì … vてもらう。いただく。vましょうか。Để ý giọng điệu của các nhân vật(đồng ý thì giọng cao lên, không đồng ý thì giọng trầm xuống , ngân ra …)
Ngoài ra bạn có thể follow Page của Minato để xem thêm tài liệu bổ ích cùng kiến thức tiếng Nhật thú vị mỗi ngày
và tham gia Nhóm cộng đồng của Minato để ôn luyện JLPT cùng với Ngọc Tiệp Ss và các bạn học viên khác giúp tăng điểm thi nhanh chóng, hiệu quả.
Xem thêm: “ Thôi lớn tuổi rồi học không được đâu, học làm gì, … ”